Đàn gà nhà tôi 500 con gà thả vườn,10 ngày tuổi thấy có triệu chứng ỉa phân sáp,tôi cho uống thuốc đặc trị cấu trùng theo chỉ dẫn liên tục 3 ngày, ngưng 2 ngày uống tiếp 2 ngày kết quả thấy giảm nhưng không hết hoàn toàn 25 ngày tuổi uống thuốc cầu trùng lặp lại sau 2 ngày nhưng vẩn không hết phân sáp, mật dộ chỉ rải rác.xin hỏi bác sĩ? điều trị thuốc đặc trị cầu trùng có hết phân sáp hoàn toàn không, nếu uống thường xuyên có ảnh hưởng sức khoẻ gà không, cá thể những con ỉa phân sáp có phải nhiễm bệnh cầu trùng không, có mang truyền nhiểm lây lan không. Xin lời giải đáp, chân thành cám ơn bác sĩ!
Bệnh cầu trùng ở gà
Trả lời:
– Do bác cho gà uống thuốc điều trị không đủ liều lượng
– Do bác đã sử dụng loại thuốc cầu trùng mà trong quá trình nuôi trước đó thường dùng để phòng.
– Trong quá trình điều trị bác vệ sinh chuồng trại không tốt (ví dụ: điều trị xong 3 ngày Bác phải dọn sạch phân, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc sát trùng…)
– Do bác không kết hợp dùng cùng thuốc điều trị tiêu chảy như (Ampi-coli, Amox-coli…) nên bệnh tiêu chảy kế phát làm giảm hiệu quả điều trị bệnh cầu trùng.
Như vậy chúng tôi xin trả lời câu hỏi của Bác như sau :
– Điều trị thuốc cầu trùng hoàn toàn hết phân sáp nhưng bác cần lưu ý các vấn đề (nên đổi thuốc cầu trùng khác, cho gà uống đủ hàm lượng, kết hợp cùng thuốc điều trị tiêu chảy, liệu trình điều trị 3-4 ngày. Xong liệu trình thì tiến hành dọn phân, phun sát trùng). Ví dụ bác có thể dùng Seoul- coxizero để điều trị cầu trùng và kết hợp Amoxcoli để điều trị bệnh kế phát ( sản phẩm do công ty VMC Việt Nam phân phối) cùng với các thuốc bổ trợ Herbavita giúp giải độc gan, men Acidlactoway cải thiện khả năng tiêu hóa cho đàn gà.
– Nếu uống thuốc cầu trùng hoặc bất cứ loại thuốc kháng sinh nào thường xuyên đều làm ảnh hưởng sức khỏe của gà và làm vi sinh vật nhờn thuốc.
– Cá thể những con nhiễm phân sáp có thể nhiễm cầu trùng hoặc cũng có thể nhiễm bệnh khác( ví dụ: phân sáp màu vàng nhạt, hơi đặc thì do cầu trùng. Nhưng phân sáp vàng nhạt mà loãng có thể do E.coli. nếu phân sáp màu nâu đặc có thể do Tụ Huyết Trùng…). Và có mang lây lan trong đàn. Nếu không điều trị triệt để sẽ xẩy ra lây lan bệnh trên toàn đàn gà.